FnB Việt Nam 2024: Cơ hội đột phá nào cho chuỗi thương hiệu?
Năm 2023 được xem là một năm đầy thách thức đối với thị trường FnB tại Việt Nam, nhưng theo báo cáo ngành FnB vẫn có sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển lớn. Trong đó, dù gặp nhiều trở ngại trong môi trường kinh doanh, thị phần doanh thu của chuỗi dịch vụ FnB vẫn tăng trưởng 0.2%.
Đây có lẽ là một tín hiệu đáng mừng trong bức tranh ảm đảm của nền kinh tế đang bao phủ toàn cầu. Theo nhận định chung, chuỗi cửa hàng FnB đã trở thành mô hình trải nghiệm phổ biến, đóng vai trò không thể thiếu vào tiến trình phát triển của toàn ngành.
Điểm sáng và triển vọng phát triển của ngành FnB trong năm 2024
Năm 2023 được xem là một năm đầy thách thức đối với thị trường FnB tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, chủ kinh doanh phải cùng lúc đối mặt với những biến động thất thường của nền kinh tế cũng như sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế do tác động kéo dài của đại dịch cũng như làn sóng khủng hoảng toàn cầu, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này tỉ lệ thuận với hiện trạng nhiều doanh nghiệp FnB đang gặp khó khăn và đứng trước bờ vực phá sản. Tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu ăn uống và giải trí của người Việt vẫn ở mức cao.
Cú “lội ngược dòng” thoát khó của ngành FnB
Theo Báo cáo Ngành hàng FnB được thực hiện bởi Cốc Cốc, thị phần doanh thu của chuỗi dịch vụ FnB năm 2023 tăng 0,2%, số lượng cửa hàng dịch vụ tăng 1,26% so với năm 2022.
Nguyên nhân chính đến từ việc một số ông lớn lựa chọn rời bỏ các mặt bằng đắt đỏ nhằm tối ưu lợi nhuận trên từng điểm bán hàng hay loại bỏ các chi nhánh kém hiệu quả, tạo thời điểm cho một số đối thủ khác tích cực mở rộng kinh doanh.
Trong khi đó các chuỗi FnB vừa và nhỏ tăng trưởng mạnh nhờ vào làn sóng nhượng quyền và hợp tác kinh doanh mạnh mẽ trong năm 2023, đặc biệt ở những mô hình đồ uống.
Có thể thấy, ngành FnB vẫn có sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển khá lớn. Nhiều mô hình mới cùng hàng loạt các trào lưu ẩm thực xuất hiện và trở thành xu hướng. Báo cáo của công ty tư vấn đầu tư toàn cầu Dezan Shira & Associates cũng chỉ ra rằng, người Việt Nam đã chi một phần lớn thu nhập cho đồ ăn thức uống. Ước tính hộ gia đình Việt chi khoảng 20% đến 48% cho tiêu dùng thực phẩm và đồ uống.
Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng kinh tế vượt trội trong 5 năm tới. Các động lực về đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất nhập khẩu được thúc đẩy mạnh mẽ là động lực để nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành FnB nói riêng thêm đà tăng trưởng.
Kirin Capital – một tổ chức đầu tư vốn cổ phần tư nhân bắt nguồn và nghiên cứu chuyên sâu tại thị trường Việt Nam cho biết, năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023 và đạt mốc hơn 655 nghìn tỷ đồng. Dự báo từ nay đến năm 2027, các cửa hàng F&B độc lập vẫn áp đảo với 93,9% thị phần, khẳng định vị thế thống trị của mô hình này. (Trích Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp).
Như vậy, tổng quan ngành FnB không phải chỉ có một màu trầm mà vẫn có những điểm sáng, tạo nên một bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc. Điều này cho thấy sự bùng nổ của các chuỗi thương hiệu ăn uống tại Việt Nam và cũng đang tác động tích cực đến tăng trưởng của ngành FnB, bất chấp sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Yếu tố nào quyết định hành vi người tiêu dùng lựa chọn gắn bó thương hiệu ăn uống?
Theo kết quả khảo sát từ Cốc Cốc, có 56% người tiêu dùng đi tới chuỗi cửa hàng FnB với tần suất từ trung bình cho đến cao. Cụ thể 10% có thói quen ăn ngoài hàng ngày, 20% hàng tuần và 24% cho hàng tháng.
Trong đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng trong việc lựa chọn thương hiệu ăn uống.
“Hương vị” và “chất lượng món ăn thức uống” là yếu tố hàng đầu khiến người tiêu dùng trung thành với một thương hiệu. Nhưng không thể phủ nhận “giá cả” và “chất lượng phục vụ” tại cửa hàng là điều mà người tiêu dùng nào cũng quan tâm. Trải nghiệm ăn uống tại một cửa hàng rất quan trọng, nếu có trải nghiệm không tốt, người tiêu dùng sẵn sàng rời đi khi có quá nhiều sự lựa chọn khác. Đây chính là yếu tố giúp giữ chân khách hàng.
Theo kết quả nghiên cứu của Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, 80% doanh thu của một doanh nghiệp đến từ 20% khách hàng trung thành. Trong số đó, 60 – 70% lợi nhuận đến từ khách hàng cũ. Tương tự, theo nghiên cứu của Bain & Company, tăng 5% tỷ lệ khách hàng trung thành có thể gia tăng lợi nhuận từ 25 – 95%. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng khách hàng trung thành đóng góp một phần rất quan trọng vào doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng vào ngành nghề dịch vụ như FnB.
Haidilao, Sushi Hokkaido, Mixue, KFC lọt top chuỗi thương hiệu được yêu thích nhất trong kết quả khảo sát của Cốc Cốc, thực hiện vào tháng 04/2024. Có một điểm chung của 4 chuỗi thương hiệu FnB nổi tiếng này là quy trình phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt, tăng khả năng quay lại của người tiêu dùng.
Để quản lý chuỗi thương hiệu lên đến hàng nghìn chi nhánh trên toàn cầu một cách liền mạch, thống nhất và đảm bảo chất lượng món ăn thức uống cũng như chất lượng phục vụ là như nhau ở tất cả cửa hàng, chắc chắn phải cần một quy trình đào tạo nhân viên và áp dụng công nghệ vào quản lý cửa hàng. Yang Xibei – Giám đốc Branding và Marketing, Super Hi International Holding Ltd (Sở hữu thương hiệu Haidilao) cho biết: “Haidilao tăng 25% hiệu quả hoạt động nhờ sử dụng ứng dụng quản lý trong quá trình chuyển đổi số”.
Theo Kirin Capital, chuyển đổi số trong kinh doanh F&B là yếu tố bắt buộc để có thể phục vụ người tiêu dùng tốt nhất. Kinh doanh F&B được xem là một trong những ngành có tốc độ chuyển đổi số rất nhanh tại Việt Nam. Đầu tiên có thể kể đến hầu hết các cơ sở kinh doanh hiện này đều đã thay đổi phương thức bán hàng, chuyển từ kinh doanh offline, chỉ bán hàng tại chỗ, sang kinh doanh online và tích hợp đa kênh. Tiếp đến, marketing online cũng là một xu hướng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thị trường F&B Việt Nam. Rõ nhất có thể nhìn vào các nhà hàng, quán cà phê, hoặc ngay cả những quán ăn bình dân cũng đầu tư lập fanpage, tạo website, thậm chí là thiết kế ứng dụng riêng để xây dựng hình ảnh thương hiệu và hệ thống tiện ích cho hoạt động kinh doanh của mình.
Sổ Bán Hàng – Giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành FnB
Thấu hiểu những khó khăn trong quy trình phục vụ khách hàng đối với chuỗi nhà hàng, quán ăn, quán cafe, Sổ Bán Hàng luôn nỗ lực phát triển và cung cấp giải pháp quản lý bán hàng thông minh dành riêng cho ngành FnB, hỗ trợ chủ kinh doanh giảm gánh nặng chi phí và nhân lực.
Lĩnh vực kinh doanh FnB chiếm 25% trong số 500.000 chủ kinh doanh đang sử dụng phần mềm Sổ Bán Hàng vào hoạt động kinh doanh mỗi ngày. Sổ Bán Hàng chứa hơn 50 tính năng cao cấp chỉ trên một giao diện, hỗ trợ quản lý cửa hàng từ xa mượt mà.
Menu Online chuyên nghiệp: Mỗi tài khoản trên Sổ Bán Hàng sở hữu một website như một menu online chuyên nghiệp, chứa tất cả thông tin về món ăn thức uống với hình ảnh đẹp mắt. Chủ kinh doanh dễ dàng thay đổi menu theo nhu cầu buôn bán của quán, thêm hoặc bớt mặt hàng nhanh chóng để phục vụ được tốt hơn theo từng thời điểm.
Quản lý kho hàng và nguyên vật liệu chặt chẽ: Hàng tồn được cập nhật liên tục, cảnh báo khi hàng sắp hết, giúp nhà bếp lên kế hoạch nhập hàng mới kịp thời. Chủ kinh doanh có thể quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ trên Sổ Bán Hàng. Một sản phẩm thành phẩm được tạo ra từ rất nhiều nguyên liệu nhỏ. Sổ Bán Hàng cho phép tạo vô số các nguyên vật liệu để cấu tạo thành 1 sản phẩm như (hành, đường, muối, mì,…). Sau đó, dễ dàng tạo công thức cho một sản phẩm bất kỳ từ những nguyên liệu đã nhập.
Phân quyền và quản lý nhân viên theo vai trò: Lo lắng nhân viên gian lận hay không muốn nhân viên biết rõ các thông tin như giá vốn, nguồn hàng,… luôn là nỗi ám ảnh hàng đầu của chủ kinh doanh FnB. Sổ Bán Hàng với tính năng quản lý và phân quyền cho nhân viên, chủ kinh doanh hoàn toàn chủ động giới hạn các thông tin nhân viên được xem, ẩn quyền thêm bớt món hoặc hủy đơn theo từng vai trò nhân viên được phân quyền,… chủ kinh doanh an tâm quản lý từ xa mọi hoạt động kinh doanh của quán mà không cần có mặt trực tiếp.
Quản lý đặt bàn và kiểm soát mọi không gian quán: Tính năng quản lý bàn hỗ trợ chủ kinh doanh quán cafe, quán ăn, nhà hàng dễ dàng đặt món và tính tiền chính xác theo bàn. Nhân viên chỉ cần nhìn vào màn hình quản lý bàn là có cái nhìn bao quát hỗ trợ cho việc lên món, hướng dẫn khách vào bàn một cách hợp lý, từ đó giảm tỉ lệ lên sai món.
Với tiện ích “Đặt bàn trước” trên Sổ Bán Hàng, khách có thể đặt bàn trước vào những dịp lễ lớn, cuối tuần đông khách giúp chủ kinh doanh chuẩn bị sẵn nguyên liệu, nhân lực và sắp xếp không gian. Không chỉ có vậy việc khuyến khích khách đặt bàn trước còn tạo sự linh hoạt cho cả hai bên về mặt thời gian, đảm bảo chất lượng phục vụ một cách tốt nhất.
Sổ Bán Hàng cung cấp đa phương thức thanh toán: Cho phép kết nối cổng thanh toán với website bán hàng nhằm quản lý dòng tiền ra vào chặt chẽ và chính xác. Đặc biệt là thanh toán qua VietQR Pro thông minh, an toàn dành cho tất cả chủ kinh doanh. Chủ kinh doanh có thể tạo và in đơn nhanh chóng, thanh toán các đơn hàng bằng quét mã QR, tiền hàng về tài khoản và ghi nhận doanh thu tức thì. Không tốn thời gian đối soát, thông tin minh bạch rõ ràng.
Quy trình vận hành cửa hàng mượt mà: Sổ Bán Hàng cung cấp bộ tính năng cao cấp dành riêng cho quán cafe, quán ăn, nhà hàng vận hành quán mượt mà.
Khi nhân viên lên đơn cho khách ngay tại bàn, sẽ kết hợp tính năng in phiếu bếp, in tem món giúp đầu bếp, pha chế làm đúng món, đúng số lượng, phục vụ đúng bàn giúp quy trình phục vụ được mượt mà. Khách thanh toán cũng không phải chờ đợi lâu vì bộ phận thu ngân sẽ thu tiền nhanh, chính xác theo hóa đơn không gây nhầm lẫn ngay cả khi quán đông khách.
Ngoài ra còn nhiều tính năng chuyên nghiệp và toàn diện dành cho ngành FnB như: In hóa đơn bán hàng, Quản lý khuyến mãi, Theo dõi nhập và xuất hàng…
Sổ Bán Hàng tự hào chọn cách tốt hơn cùng hàng trăm ngàn chủ cửa hàng FnB tăng trưởng kinh doanh mỗi ngày, và sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình trên hành trình hỗ trợ chuyển đổi số hoạt động bán hàng cho các chủ kinh doanh FnB Việt!
>> Mời bạn xem thêm:
Sổ Bán Hàng là giải pháp thúc đẩy phát triển ngành F&B sau đại dịch
Sổ Bán Hàng – Phần mềm quản lý quán cafe, quán ăn, nhà hàng chuyên nghiệp