Kinh nghiệm kinh doanh bánh ngọt thành công
Thị trường FnB đang ngày càng có sức hút và đang trở thành xu hướng kinh doanh của những người đam mê kinh doanh, đặc biệt là thế hệ Gen Z. Trong đó, mô hình kinh doanh bánh ngọt được nhiều người “chọn mặt gửi vàng” vì khả năng thu lời cực lớn. Tuy nhiên, để kinh doanh lĩnh vực nào bạn cũng cần phải có sự nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng thì khả năng thành công mới cao được. Hơn nữa, lĩnh vực bánh ngọt lại là một phân khúc có sự cạnh tranh cao, mỗi tháng có khá nhiều tiệm bánh ngọt được mở ra. Điều này đòi hỏi bạn cần phải có sự chuẩn bị và lên kế hoạch tỉ mỉ để tạo ra lối kinh doanh đúng đắn.
Hãy cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu chi tiết về các cách mở tiệm bánh ngọt thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Xu hướng kinh doanh bánh ngọt hiện nay
Bánh ngọt là loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích, ở đa dạng độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, bánh ngọt không chỉ được tiêu thụ trong đời sống thường nhật mà còn luôn xuất hiện trong các dịp quan trọng như: Sinh nhật, lễ cưới, tiệc tùng, kỷ niệm,… Điều này đã chứng minh nhu cầu trong thị trường bánh ngọt luôn ở mức cao và ổn định. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay không có nhiều tên tuổi bánh ngọt lớn có thể chiếm lĩnh thị trường nên các tân binh bánh ngọt có thể sẽ dễ thở hơn rất nhiều.
Khoảng thời gian gần đây, xu hướng tiện lợi và nhỏ nhẹ đã được rất nhiều tiệm bánh áp dụng và có được những thành công nhất định. Xu hướng bánh kem mini với những hình vẽ đẹp theo yêu cầu đã chiếm được sự yêu thích của rất nhiều người. Sự xuất hiện của loại bánh này đã đánh trúng tâm lý của những tệp đối tượng muốn có bánh kem để kỷ niệm những dịp ý nghĩa chứ không hoàn toàn muốn ăn bánh nhiều.
Ngoài ra, kinh doanh bánh ngọt có thể kết hợp với bán đồ uống để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Mô hình kinh doanh bánh và trà chính là xu hướng phổ biến mà rất nhiều chủ kinh doanh hiện nay áp dụng. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn mô hình này vì phân khúc khách hàng và mặt hàng khá đa dạng, phong phú.
Xu hướng kinh doanh bánh ngọt hiện nay
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công
2. Lập kế hoạch kinh doanh bánh ngọt
2.1 Xác định tệp khách hàng kinh doanh
Tuy bánh ngọt có phân khúc khách hàng lớn nhưng bạn cũng nên khoanh vùng một tệp đối tượng nhất định để tập trung đầu tư nhiều vào các đối tượng này. Bởi vì ở những lưới tuổi khác nhau, xu hướng chọn bánh ngọt của họ cũng sẽ khác nhau. Thông thường, trẻ con sẽ thích những chiếc bánh nhiều màu sắc, học sinh – sinh viên sẽ ấn tượng với những chiếc bánh trẻ trung, trendy, người đi làm sẽ thích bánh đơn giản và chú trọng vào hương vị hơn. Khoảng thời gian đầu, bạn không thể phục vụ nhu cầu của hết các đối tượng này được. Vì vậy, nếu chỉ mở một tiệm bánh nhỏ và không có đội ngũ lớn thì bạn nên tập trung vào một phân khúc nhất định.
Khi đã xác định được tệp khách hàng, các vấn đề khác từ: Nghiên cứu thị trường, dự trù vốn, trang trí cửa hàng,… đều sẽ được làm rõ giúp bạn dễ dàng thực hiện khâu chuẩn bị một cách suôn sẻ. Vậy làm thế nào để xác định tệp khách hàng chính xác? bạn cần phải làm rõ các vấn đề sau:
- Xác định nhân khẩu khách hàng mục tiêu: Tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập,…
- Xác định hành vi khách hàng: Xu hướng tìm kiếm tiệm bánh ở đâu, điều gì ảnh hưởng nhất đến họ khi chọn bánh,….
- Xác định tâm lý khách hàng: Sở thích, phong cách, tính cách, phong cách sống,… của tập khách hàng này
- Xác định độ lớn của thị trường: Nhiều người yêu thích bánh ngọt không? tần suất họ sẽ mua bánh ngọt? họ sẵn sàng chi bao nhiêu cho bánh?,…
2.2 Xác định hình thức kinh doanh
Sau khi đã xác định được tệp khách hàng kinh doanh, bạn bắt đầu nghiên cứu kỹ về hình thức kinh doanh của tiệm bánh. Với thời đại công nghệ phát triển hiện nay, khi các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng delivery food đang là xu hướng, nhiều tiệm bánh không chỉ dừng lại ở hình thức kinh doanh truyền thống nữa mà kết hợp với bán online. Ở mỗi hình thức kinh doanh sẽ tồn tại những ưu nhược điểm khác nhau như sau:
Hình thức bán truyền thống: Tạo cơ hội cho khách hàng trực tiếp chọn lựa loại bánh mình yêu thích và tránh tình trạng bánh bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Hạn chế lớn nhất của hình thức này chính là chi phí cho tiền mặt bằng, thiết bị, điện nước thường khá là cao.
Hình thức bán trực tuyến: Tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho chủ kinh doanh như tiền mặt bằng, chi phí trang trí,…. nhưng lại có nguy cơ bánh bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển cao, tình trạng trả hàng diễn ra thường xuyên và tốn khá nhiều chi phí cho quảng cáo.
Để tối ưu nhất có thể, bạn nên kết hợp hai hình thức bán này lại với nhau để tạo được hiệu quả công việc cao nhất.
Xác định hình thức kinh doanh
Nguồn: Internet
2.3 Phân bổ chi phí hợp lý
Để kinh doanh tiệm bánh ngọt thành công, bạn cần biết cách phân bổ chi phí hợp lý để không phải đau đầu về vấn đề tiền nong. Nguồn vốn sẽ được chia ra thành 3 chi phí chính, bao gồm: Chi phí trang thiết bị và nguyên liệu, chi phí thuê nhân viên và chi phí quảng bá.
Đối với chi phí trang thiết bị và nguyên liệu: Có khá nhiều nguồn để nhập về nguyên vật liệu và các thiết bị. Bạn nên tham khảo và hỏi những người đi trước để lựa chọn nhà cung cấp với mức giá phù hợp nhất. Ban đầu, bạn hãy mua từ 2 đến 3 nguồn cung khác nhau để kiểm tra được đâu là nơi tốt nhất.
Đối với chi phí thuê nhân viên: Với cửa hàng nhỏ, bạn chỉ cần khoảng 2 nhân viên để vận hành kinh doanh. Bạn hãy ưu tiên chọn những người vừa có khả năng làm Đừng nên thuê quá nhiều nhân viên vào khoảng thời gian đầu vì bạn chưa thể dự đoán được số lượng khách hàng đến quán trung bình là bao nhiêu.
Đối với chi phí quảng bá: Ngoài các chi phí vận hành tiệm bánh, bạn cũng cần trích ngân quỹ để truyền thông và quảng bá sản phẩm.
Các chi phí khác: Nguồn phí đảm bảo vận hành trong 6 tháng, phần mềm quản lý bán hàng, chi phí cho các công việc đột xuất khác
2.4 Thực hiện chiến lược truyền thông, quảng bá
Truyền thông chính là hình thức quảng bá nhanh nhất đến người dùng. Bạn hãy tận dụng các nguồn lực truyền thông miễn phí và áp dụng các phương tiện có trả phí để nâng cao nhận diện thương hiệu. Một số lưu ý khi thực hiện chiến lược truyền thông, quảng bá bạn nên biết như sau:
Hình thức không trả phí:
- Khai báo Google Map và đánh dấu địa chỉ quán lên bản đồ, để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được
- Xây dựng và chăm sóc các nền tảng xã hội thường xuyên, để khách hàng có thể cập nhật thông tin quán nhanh chóng
- Nên kết hợp với các delivery food để để bắt kịp xu hướng đặt đồ online ngày nay
- Tạo lập website về tiệm bánh để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin và đặt bánh dễ dàng
- Hãy sử dụng chiến lược wifi marketing để tăng độ phủ sóng và nhận diện
- Tạo bộ nhận diện thương hiệu: Logo, slogan, hình ảnh đồng bộ,…
Hình thức có trả phí:
- Chạy Ads trên các nền tảng mạng xã hội để nâng cao độ phủ sóng và nhận diện
- Thuê KOC/KOL để review về tiệm bánh
- Tạo ra nhiều chương trình giảm giá, voucher tích lũy, tặng quà,….
Thực hiện các chiến dịch Marketing
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng đồ gia dụng cần chuẩn bị những gì?
3. Kinh doanh tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?
Để kinh doanh tiệm bánh ngọt, bạn cần phải chi trả một số loại phí như sau:
Chi phí thuê mặt bằng: Tùy vào địa điểm bạn lựa chọn có đắc địa hay không mà giá thuê mặt bằng sẽ dao động từ 5 đến 30 triệu đồng. Bạn hãy dựa vào tệp khách hàng mục tiêu mà lựa chọn địa điểm kinh doanh cho phù hợp. Nếu mục tiêu của bạn hướng đến các em nhỏ thì hãy lựa chọn các địa điểm gần trường học hay công viên giải trí. Nếu bạn nhắm đến người đi làm thì hãy lựa chọn địa điểm mở tiệm bánh ngọt gần nhiều công ty hoặc gần các khu chợ để có thể tiếp cận đến họ dễ dàng.
Chi phí các trang thiết bị:
Trang thiết bị | Giá thành |
---|---|
Máy đánh bột, cán bột | 2.500.000 – 10.000.000 đồng |
Tủ ủ bột | 5.000.000 – 30.000.000 đồng |
Máy đánh trứng | 600.000 – 7.000.000 đồng |
Lò nướng bánh | 7.000.000 – 30.000.000 đồng |
Tủ trưng bày bánh | 2.000.000 – 10.000.000 đồng |
Tủ lạnh, tủ đông | 5.000.000 – 10.000.000 đồng |
Các chi phí khác (khuôn bánh, bàn xoay,…) | 2.000.000 – 5.000.000 đồng |
Chi phí nguyên liệu: Các nguyên liệu cơ bản cần thiết để làm bánh như bột mì, sữa, bơ, trứng, bột kem,… khoảng 2.000.000 đồng/ ngày
Chi phí thuê nhân viên: thông thường nhân viên sẽ được trả khoảng 3 đến 4 triệu đồng/ tháng. Mở tiệm bánh ngọt nhỏ cần khoảng 2 nhân viên, nên bạn sẽ chi khoảng 6 đến 8 triệu đồng/ tháng cho việc thuê nhân viên.
Chi phí quảng bá: Tùy vào hình thức quảng bá mà chi phí quảng bá sẽ khác nhau
Kinh doanh tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: 10 bước mở cửa hàng tạp hoá thành công
Trên đây là chia sẻ mà Sổ Bán Hàng muốn thông tin đến những bạn có niềm đam mê với việc kinh doanh tiệm bánh ngọt trong tương lai. Nếu bạn là người sành ăn bánh ngọt và có tài kinh doanh thì đừng ngần ngại mà hãy bắt đầu công việc mở tiệm bánh ngọt của mình ngay từ hôm nay đi nhé. Chúc bạn may mắn!