Kinh nghiệm mở salon tóc chuyên nghiệp

Làm đẹp là vấn đề được hầu hết mọi người quan tâm, không chỉ hội chị em phụ nữ mà ngay cả cánh mày râu cũng đặc biệt chú trọng đến vẻ ngoài của mình. Chăm chút cho diện mạo chính là một trong những cách thể hiện bạn đang yêu lấy bản thân và nạp cho mình sự tự tin khi đứng trước mọi người. Ngành công nghiệp làm đẹp ngày nay cũng vì thế mà phát triển rực rỡ và trong phân nhánh đó chính là sự lớn mạnh của lĩnh vực chăm sóc tóc. Người người nhà nhà mở salon tóc từ bình dân đến chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu làm đẹp tóc cho nhiều người. Tuy nhiên, điều này kéo theo sự cạnh tranh khá gay gắt và hơi “ngộp” cho những người đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này.

Để có thể vận hành trơn tru và thành công salon tóc, Sổ Bán Hàng sẽ chỉ ra cho bạn kinh nghiệm mở salon chuyên nghiệp mà không phải cũng biết.

1. Điều cần làm trước tiên khi mở salon tóc

Đừng vội bắt tay vào mở ngay một tiệm salon mà chưa có một bản kế hoạch về tài chính và các bước chuẩn bị rõ ràng. Nếu bạn cứ làm theo dạng “thấy thiếu gì thì đắp vào” thì chắc chắn sẽ gây ra tình trạng vừa tốn kém vừa không hiệu quả. Vì vậy, trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn hãy ngồi xuống và liệt kê ra tất cả những điều cần phải chuẩn bị để mở một salon tóc. Đây chính là bước giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về các chi phí và xoay vòng vốn một cách phù hợp nhất. Trong mục này, Sổ Bán Hàng sẽ đề ra một bảng kế hoạch mẫu những điều cần thiết phải có cho bạn tham khảo:

  • Đầu tiên bạn cần phải có trong tay chứng chỉ hành nghề hoặc thu nạp được các nhân viên tài năng về lĩnh vực tóc
  • Nghiên cứu thị trường, xác định đối thủ mục tiêu và xu hướng làm đẹp ngày nay (đây là công đoạn rất quan trọng và bạn phải thực sự nghiêm túc thực hiện)
  • Vạch ra một bảng chi phí các vật dụng bắt buộc phải có khi mở một salon tóc: Mặt bằng, các dụng cụ làm tóc, thuốc làm tóc, phí thuê nhân viên, tiền điện nước,… Tổng dự trù các chi phí để đặt ra khả năng hoàn vốn sẽ rơi vào thời gian nào.
  • Xin được giấy phép cho phép kinh doanh từ cơ quan nhà nước
  • Lên kế hoạch quảng bá cho salon tóc vào dịp khai trương
Hình: Điều cần làm trước tiên khi mở salon tóc
Nguồn: Internet

Điều cần làm trước tiên khi mở salon tóc
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Mở đại lý sơn cần bỏ ra bao nhiêu vốn?

2. Các lựa chọn cho mô hình kinh doanh salon tóc

Bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh salon tóc phổ biến sau đây để lựa chọn hướng đi phù hợp nhất với mình:

Mở tiệm salon hoàn toàn mới: Đây là mô hình bạn phải chuẩn bị tất cả mọi việc từ khâu lựa chọn mặt bằng cho đến quảng bá thương hiệu. Ưu điểm của mô hình này chính là salon sẽ được vận hành hoàn toàn theo ý muốn của bạn và bạn sẽ toàn quyền quyết định trên mọi phương diện. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn có mức rủi ro khá cao và tương đối vất vả vào khoảng thời gian đầu. Nếu bạn vượt qua được sẽ mang lại lợi thế rất lớn về sau

Nhượng quyền thương hiệu salon: Đây là mô hình giúp bạn giảm bớt đi các công việc về khâu thiết kế, mặt bằng, gầy dựng thương hiệu hoặc ngay cả giá thành cũng đều được đinh sẵn. Mọi việc đều đã được bên cho nhượng quyền nghiên cứu một cách tỉ mỉ và bạn chỉ cần thực hiện theo quy trình đã được thiết lập. Tuy nhiên, kiểu kinh doanh này thường sẽ tốn một khoảng chi phí nhượng quyền khá cao. Bên cạnh đó, tùy theo bên nhượng quyền mà bạn sẽ có phí duy trì thương hiệu và chia sẻ doanh thu khác nhau.

Mua lại salon đang hoạt động: Bạn sẽ mua lại toàn bộ salon tóc từ người chủ cũ, từ mặt bằng cho đến các dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh salon. Đây là một lựa chọn có mức rủi ro tương đối thấp và chi phí mua lại rẻ hơn rất nhiều so với nhượng quyền. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc kiểm định lại chất lượng các vật dụng và nghiên cứu mặt bằng ổn thỏa để định giá mua lại cho phù hợp.

Hình: Các lựa chọn cho mô hình kinh doanh salon tóc
Nguồn: Internet

Các lựa chọn cho mô hình kinh doanh salon tóc
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi những điều cần chuẩn bị để mở đại lý gas

3. Tuyển nhân viên có nghiệp vụ tốt

Bạn đừng nghĩ rằng tiệm đã có mình là thợ chính thì chỉ cần tuyển nhân viên có ít kinh nghiệm là được. Vì nếu bạn vừa làm thợ chính vừa làm chủ chắc chắn sẽ rất bận rộn và không phải lúc nào cũng túc trực tại cửa tiệm 24/24. Đây chính là lúc bạn cần những nhân viên có dày dặn kinh nghiệm để có đủ kiến thức và chuyên môn để vận hành cửa tiệm những lúc bạn không có mặt. Những người có kinh nghiệm sẽ biết cách giao tiếp và nắm bắt được tâm lý của khách hàng nhanh chóng.

Bạn nên tuyển ít nhất một nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn để có thể san sẻ khối công việc nặng nề cho bạn. Họ có thể thay thế bạn để đào tạo lại những thợ phụ lên thợ chính, giúp những người này nâng cao tay nghề để phục vụ cho cửa tiệm được tốt hơn.

Hình: Tuyển nhân viên có nghiệp vụ tốt
Nguồn: Internet

Tuyển nhân viên có nghiệp vụ tốt
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết kinh doanh cửa hàng hoa tươi hiệu quả

4. Các chi phí cơ bản để mở salon tóc

Để một một salon tóc, bạn chắc chắn phải bỏ ra các loại chi phí cơ bản sau:

Phí thuê mặt bằng: Nếu bạn kinh doanh salon tóc tại các thôn quê thì phí thuê mặt bằng chỉ dao động từ 2 đến 3 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn kinh doanh salon tóc tại các thành phố lớn thì giá thuê mặt bằng sẽ cao hơn rất nhiều từ 5 đến 20 triệu đồng/ tháng. Đây là giá ước lượng cho bạn khi quyết định kinh doanh tại địa điểm nào vì mặt bằng đóng vai trò khá quan trọng đến sự thành công của salon tóc.

Phí thiết kế, mua sắm trang thiết bị: Đối với khoảng phí này sẽ dao động từ 25 đến 30 triệu đồng. Bạn cần trang biệt các dụng cụ như: Gương lớn, giường gội, máy uốn, máy duỗi, giá để đồ, biển quảng bá,…

Các sản phẩm chăm sóc tóc: Đây là các vật dụng bắt buộc mà salon tóc cũng cần phải có như: Dầu gội, dầu xả, kem dưỡng, thuốc nhuộm,… Chi phí cho các sản phẩm này thường dao động từ 5 đến 6 triệu đồng.

Chi phí đào tạo và thuê nhân viên: Để tiết kiệm chi phí, bạn chỉ cần tuyển từ 1 đến 2 nhân viên làm việc là được. Trong đó nên có 1 nhân viên dày dặn kinh nghiệm và một nhân viên học việc. Lương cho nhân viên học việc thường sẽ dao động từ 3 đến 5 triệu đồng/ tháng, trong khi nhân viên nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 10 đến 15 triệu đồng/ tháng.

Như vậy, để đầu tư mở một salon tóc sẽ dao động từ 45 triệu cho đến 75 triệu đồng cho chi phí ban đầu.

Hình: Các chi phí cơ bản để mở salon tóc
Nguồn: Internet

Các chi phí cơ bản để mở salon tóc
Nguồn: Internet

5. Mở rộng dịch vụ kinh doanh

Ngoài kinh doanh salon bình thường, bạn có thể mở rộng dịch vụ kinh doanh để kiếm thêm thu nhập hiệu quả như:

Mở các lớp đào tạo học viên: Nếu không gian của tiệm đủ rộng và bạn có tay nghề chuyên nghiệp, bạn có thể mở lớp đào tạo học viên các kỹ thuật liên quan đến tóc. Bạn sẽ thu về nguồn phí tương đối từ học phí của các học viên.

Bán các sản phẩm chuyên sâu về tóc: Bạn có thể cân nhắc dựng một tủ kính trưng bày các sản phẩm chuyên sâu về tóc và cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như bán sản phẩm cho khách hàng.

Kết hợp với dịch vụ mát xa: Bạn có thể kết hợp công việc

Kết hợp mô hình cafe với salon tóc: Nếu mặt bằng bạn thuê đủ rộng, bạn hoàn toàn có thể mở 1 quán cafe phục vụ bên dưới và salon tóc ở bên trên. Quán cafe này sẽ là nơi lý tưởng cho các ông chồng đợi vợ làm đẹp.

Hình: Mở rộng dịch vụ kinh doanh 
Nguồn: Internet

Mở rộng dịch vụ kinh doanh
Nguồn: Internet

6. Thường xuyên cập nhật xu hướng mới

Lĩnh vực làm đẹp luôn có sự đổi mới theo thời gian và các xu hướng mới được tạo ra liên tục, điều này nhắc nhở bạn phải thường xuyên cập nhật chúng để không bị “tối cổ” trên thị trường. Xu hướng về tóc thường sẽ được các bạn trẻ chạy theo cực kỳ nhanh chóng và đông đảo. Khi có một kiểu tóc nào nổi bật trên thị trường, giới trẻ sẽ thi nhau đi tạo mẫu tóc đó cho bằng được. Nếu cửa tiệm bạn nhanh bắt kịp và bắt kịp xu hướng sẽ bỏ qua một số lượng lớn khách hàng tiềm năng đấy.

Hình: Thường xuyên cập nhật xu hướng mới
Nguồn: Internet

Thường xuyên cập nhật xu hướng mới
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công

Trên đây là các kinh nghiệm mở salon tóc chuyên nghiệp mà các chủ kinh doanh không nên bỏ lỡ. Nếu bạn có niềm đam mê với lĩnh vực tóc và có ý định mở một salon cho riêng mình thì hãy bắt đầu lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Đặc biệt, các vấn đề về tuyển nhân viên, mở rộng dịch vụ và cập nhật xu hướng mới chính là những yếu tố quan trọng mà bạn phải chú ý khi bắt đầu kinh doanh. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn trong hành trình kinh doanh của mình.