Mở cửa hàng phân bón cần chuẩn bị những gì?

Ngày nay, nhiều người đã ý thức hơn về lối sống xanh và yêu thích trồng cây hơn trước đây rất nhiều. Đặc biệt, Việt Nam ta vốn dĩ là nền nông nghiệp lúa nước, từ xưa đến nay luôn gắn bó cùng đồng ruộng, cho nên nhu cầu về sử dụng phân bón là rất lớn. Điều này đã cho thấy rằng, dù mức độ cạnh tranh trên thị trường không quá khắc nghiệt nhưng kinh doanh lĩnh vực phân bón chưa bao giờ có dấu hiệu lụi tàn trên thị trường. Tuy nhiên, để bắt đầu mở cửa hàng phân bón cũng cần phải có sự đầu tư về kiến thức và tìm hiểu kỹ càng, bởi vì thực tế cho thấy không phải ai cũng “trụ” lại được trong ngành này. 

Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ ra cho bạn các cách để chuẩn bị để việc mở cửa hàng phân bón được diễn ra thuận lợi và mang lại lợi nhuận cao trong bài viết dưới đây nhé!

1. Điều kiện để mở cửa hàng phân bón

Theo Điều 42 của Luật trồng trọt năm 2018 đã quy định: “Tổ chức, cá nhân khi buôn bán phân bón phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Để nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng, cụ thể
  • Có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ về nguồn gốc phân bón
  • Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học)
Hình: Điều kiện để mở cửa hàng phân bón
Nguồn: Internet

Điều kiện để mở cửa hàng phân bón
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 10 bước mở cửa hàng tạp hoá thành công

2. Kiến thức cần chuẩn bị khi kinh doanh phân bón

Để kinh doanh phân bón, bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức sau:

  • Các quy định pháp luật hiện hành về phân bón
  • Một số nội dung cơ bản quy định về quản lý phân bón
  • Kiến thức chuyên môn về phân bón, bao gồm: Các loại phân bón, đất, cách sử dụng phân bón,…
  • Thực hành thực tế và học cách bảo quản phân bón cũng như cách sử dụng
Hình: Kiến thức cần chuẩn bị khi kinh doanh phân bón
Nguồn: Internet

Kiến thức cần chuẩn bị khi kinh doanh phân bón
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mở siêu thị mini kiếm lời khủng

3. Các bước để mở cửa hàng phân bón hiệu quả

3.1 Bước 1: Khảo sát thị trường

Đây là bước đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở cửa hàng phân bón. Khảo sát thị trường giúp bạn hình dung được nhu cầu của người mua, cách thức họ mua hàng, xác định khách hàng tiềm năng và tìm đầu ra của sản phẩm. Để hoàn thành tốt bước khởi đầu này, bạn cần thực hiện kỹ càng các hoạt động sau:

  • Tìm hiểu xung quanh khu vực đó đã có bao nhiêu cửa hàng phân bón?
  • Hiểu rõ về nhu cầu mua phân bón của người dân tại khu vực bạn định kinh doanh. 
  • Những loại phân bón nào được nhiều người sử dụng nhất?
  • Tìm hiểu về quy mô của các cửa hàng phân bón lân cận, xem họ bán những mặt hàng nào, giá cả ra sao

3.2 Bước 2: Tìm hiểu về các điều kiện mở cửa hàng phân bón

Phân bón là mặt hàng đòi hỏi việc trang bị các kiến thức chuyên môn một cách kỹ lưỡng, bởi vì quy trình bảo quản và lưu trữ cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, phân bón cũng có tính nguy hiểm tương đối cao nên nhà bán hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về mặt hàng này. Chính vì vậy, trước khi mở cửa hàng phân bón, bạn nhất định phải hiểu rõ về những điều kiện kinh doanh (đặc biệt nếu bạn kinh doanh thêm cả thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật).

3.3 Bước 3: Chuẩn bị vốn

Số tiền vốn để chuẩn bị mở cửa hàng phân bón không thể đo cụ thể được, nhưng thông thường sẽ rơi vào khoảng 100 đến 300 triệu đồng. Hơn nữa, kinh doanh phân bón có thể khiến bạn ngâm vốn khá lâu vì nông dân thường sẽ nợ đến cuối mùa thu hoạch mới có thể thanh toán được. Điều này chứa một rủi ro khá lớn vì nếu mùa vụ thành công thì họ sẽ thanh toán hoàn toàn tiền cho bạn. Còn nếu mất mùa vụ, họ có thể phải nợ để chờ mùa vụ tiếp theo.

Những khoản chi mà bạn phải bỏ ra để bắt đầu một cửa hàng phân bón bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng, lấy nguồn hàng, trang trí cửa hàng và các chi phí khác.

3.4 Bước 4: Tìm mặt bằng kinh doanh

Địa điểm phù hợp nhất để mở cửa hàng phân bón chắc chắn là những khu vực có đất nông nghiệp và nhiều người làm nông. Đặc biệt, khi lựa chọn mặt bằng, bạn cần chú ý đến không gian lưu trữ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người dùng.

3.5 Bước 5: Tìm nguồn cung cấp hàng phân bón

Đây là bước hết sức quan trọng quyết định sự thành bại trong việc kinh doanh phân bón. Bạn cần chọn nguồn hàng uy tín và đảm bảo chất lượng. Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên lấy hàng tại các đại lý lớn hoặc trực tiếp nhập hàng từ các công ty sản xuất phân bón lớn. Đây là cách lấy nguồn hàng đảm bảo chất lượng và hạn chế việc bị độn giá quá cao so với trên thị trường. Một điều bạn cần lưu ý chính là không nên nhập một mặt hàng với số lượng quá nhiều mà hãy chia nhỏ ra. Việc đa dạng mặt hàng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng tồn kho và hư hỏng hàng hóa.

Một số thương hiệu phân bón nổi tiếng bao gồm: Công ty PVFCCo, Công ty phân bón miền Nam, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao,…

3.6 Bước 6: Cửa hàng phân bón chính thức hoạt động

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng các bước trên, cửa hàng của bạn chính thức được khai trương. Thời gian đầu mở cửa, bạn cần quảng bá cửa hàng rộng rãi đến người dân xung quanh. Việc này giúp cửa hàng của bạn thu hút được nhiều sự quan tâm và tăng mức độ nhận diện hơn.

Hình: Các bước để mở cửa hàng phân bón hiệu quả
Nguồn: Internet

Các bước để mở cửa hàng phân bón hiệu quả
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công

Trên đây là thông tin về những điều cần thiết để mở cửa hàng phân bón. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho bạn trong quá trình lên kế hoạch và định hướng công việc kinh doanh trong lĩnh vực này của mình. Kinh doanh phân bón là mặt hàng không lo ế ẩm bởi nhu cầu sử dụng luôn diễn ra hằng ngày.