Mở đại lý sữa hái tiền triệu mỗi ngày

Sữa là một loại thực phẩm hữu ích mà hầu hết cá nhân nào cũng cần có cho sự phát triển ở mỗi giai đoạn khác nhau. Đặc biệt, nước ta với cơ cấu dân số trẻ với mức thu nhập đầu người đang ngày càng cải thiện, đã nâng cao nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa. Hơn nữa, trong bối cảnh nhiều mẹ bỉm xảy ra các hiện tượng tắt sữa hay không có đủ lượng sữa cho trẻ, đã tạo tiền đề cho các sản phẩm sữa công thức và sữa bột phát triển vượt trội. Với tất cả những lý do trên, sữa chính là thị trường “béo bở” cho tất cả những người đam mê kinh doanh có thể đầu tư làm giàu nhanh chóng trong thời đại này. Vậy làm cách nào để mở đại lý sữa? Khi kinh doanh đại lý sữa cần chuẩn bị những gì?

Cùng Sổ Bán Hàng khám phá thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!

 làm cách nào để mở đại lý sữa?

1. Tại sao nên kinh doanh đại lý sữa

Lý do đầu tiên mà bạn nên kinh doanh đại lý sữa chính là nhu cầu về thị trường này đang ngày càng cao. Cuộc sống phát triển, con người cũng ngày càng ý thức hơn về việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, nhận thức trong vấn đề chăm nuôi trẻ ngày nay cũng đã được nâng cao rõ rệt. Để trẻ có thể phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh phải bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp, sữa chính là một trong những thực phẩm quan trọng đóng góp vào quá trình đó.

Bạn có thể thấy, trẻ mới sinh ra đã có nhu cầu sử dụng sữa, cả trong giai đoạn phát triển thì sữa vẫn là nguồn thực phẩm góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng của trẻ. Thậm chí cả người trưởng thành vẫn có nhu cầu uống sữa để bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng, đặc biệt là các loại sữa hạt. Cho đến độ tuổi trung và cao niên, sữa cũng là thực phẩm được nghĩ tới đầu tiên khi muốn duy trì xương cốt được chắc khỏe, linh hoạt. Điều này chứng minh rằng, nhu cầu về sữa cực kỳ lớn và có mặt ở mọi lứa tuổi khác nhau.

So với việc tự mở dây chuyền sản xuất sữa thì trở thành đại lý sữa sẽ đỡ phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình này, bạn đương nhiên phải có một nguồn vốn nhất định và đã nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Hình: Tại sao nên kinh doanh đại lý sữa
Nguồn: Internet

Tại sao nên kinh doanh đại lý sữa
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo bán gạo thu lãi khủng cho người mới bắt đầu

2. Điều kiện để kinh doanh đại lý sữa

Trước khi tiến hành kinh doanh đại lý sữa, bạn cần phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như sau:

  • Nếu bạn kinh doanh loại sản phẩm sữa chế biến theo yêu cầu bảo quản đặc biệt, bạn bắt buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp.
  • Các sản phẩm sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc sữa công thức, bạn cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cần được quản lý bởi Bộ Y tế.
  • Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn và không có yêu cầu bảo quản đặc biệt, bạn không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hình: Điều kiện để kinh doanh đại lý sữa
Nguồn: Internet

Điều kiện để kinh doanh đại lý sữa
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết mở quán trà sữa thu lời khủng

3. Để mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?

Tùy theo mô hình bạn kinh doanh mà số vốn cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh, bạn nên bắt đầu với một đại lý nhỏ bằng cách nhập từ 3 đến 4 loại sữa khác loại. Khi đã hiểu rõ về từng loại sản phẩm và nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, bạn có thể nhập hàng với số lượng lớn lên. Sau đây là bảng dự đoán số tiền bạn cần bỏ ra để mở đại lý sữa như sau:

Mở đại lý sữa cần chuẩn bị những gì?Dự đoán chi phí
Chi phí thuê mặt bằng (bao gồm cả khoảng cọc trước đó)Dao động khoảng 10 – 50 triệu đồng
Trang thiết bị: Đèn, máy lạnh, tủ lạnh,…Khoảng 30 đến 50 triệu đồng
Quầy thanh toán và kệ trưng bàyKhoảng 10 đến 20 triệu đồng
Chi phí nhập hàng ban đầuKhoảng 100 triệu đồng (tùy vào thương hiệu và số lượng nhập)
Phần mềm quản lý Sổ Bán Hàng ProChỉ từ 189.000 đồng/ tháng
Chi phí làm giấy phép kinh doanh Khoảng vài trăm nghìn đồng (nếu thuê luật sư có thể từ 2 đến 5 triệu đồng)
Chi phí thuê nhân viênKhoảng 10 triệu đồng/ 2 nhân viên/ tháng
Tiền điện nướcDao động từ 2 đến 5 triệu đồng/ tháng
Vốn lưu động Khoảng 30 triệu đồng
Các chi phí khác (tiền trang trí, làm biển hiệu, logo,…)Khoảng 10 – 20 triệu đồng
Bảng 1: Bảng vốn cần chuẩn bị để mở đại lý sữa

Như vậy, tổng chi phí dự đoán cần có để mở đại lý sữa dao động từ 200 đến 300 triệu đồng

3. Mở đại lý sữa nên nhập hàng từ đâu?

Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các hình thức nhập hàng như sau:

Nhập hàng từ công ty: Khi nhập hàng từ công ty, bạn sẽ phải đăng ký cam kết chỉ tiêu nhập hàng từ đầu tháng. Chỉ tiêu này sẽ tương ứng với một mức giá và chiết khấu khác nhau được thanh toán vào cuối tháng. Việc nhập hàng từ Công ty sẽ đảm bảo chất lượng nguồn hàng cho bạn, tránh gặp các tình trạng nhập phải hàng nhái. Nếu bạn hợp tác với Công ty, họ thường sẽ hỗ trợ bạn tủ đông, tủ lạnh, quầy kệ và biển hiệu. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo cam kết về mức doanh số và doanh thu ổn định mỗi tháng.

Nhập hàng từ nhà phân phối: Khi bạn nhập hàng từ nhà phân phối chính hãng, bạn sẽ được hưởng quyền lợi là nhập với số lượng tùy ý và mức chiết khấu tùy theo số lượng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát nguồn hàng từ đại lý thường gặp phải nhiều trắc trở và chất lượng cũng sẽ không đảm bảo như nhập hàng từ công ty.

Hình: Mở đại lý sữa nên nhập hàng từ đâu?
Nguồn: Internet

Mở đại lý sữa nên nhập hàng từ đâu?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Top 8 công việc cho mẹ bỉm sữa làm tại nhà kiếm thêm thu nhập

4. Chiết khấu sữa là bao nhiêu?

Nếu bạn nhập sữa từ Công ty, mức giá chiết khấu thường rơi vào khoảng 0.5% + 5.000 đồng/ hộp sữa. Ví dụ: Bạn nhập sữa của một công ty sẽ được tính với mức giá như sau: Giá niêm yết công ty – 0.5% (chiết khấu) – 5.000 đồng (giá trưng bày)

Nếu bạn nhập sữa từ các nhà phân phối chính hãng, họ sẽ để lại cho bạn với mức giá rẻ hơn khi đã tính mức lãi họ có thể nhận được. Thông thường, mức giá khi nhập từ nhà phân phối sẽ chênh lệch với công ty khoảng 7%, tức bạn bán bằng với giá đại lý có thể kiếm lãi được 10.000 đến 20.000 đồng/ lon (Hình thức này phù hợp với các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ, ít lời ít vốn).

Thông thường, trung bình một hộp sữa sau khi trừ hết các chi phí, bạn sẽ lời khoảng 2 đến 5%.

Hình: Chiết khấu sữa là bao nhiêu?
Nguồn: Internet

Chiết khấu sữa là bao nhiêu?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Điểm lại 4 chiến lược marketing của Vinamilk thành công vang dội

5. Cách bảo quản hàng hóa khi mở đại lý sữa

Bảo quản sữa là một vấn đề quan trọng mà bạn cần phải chú trọng khi mở đại lý sữa. Đây là công đoạn giúp duy trì chất lượng sữa và bảo quản sản phẩm được tốt khi đến tay người tiêu dùng. Các cách để bảo quản sữa khi kinh doanh bạn cần biết như sau:

  • Sử dụng tủ đông, tủ lạnh: Nhiều loại sữa phải được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng để tránh hư hỏng. Chính vì vậy, bạn cần phải sắm sửa một chiếc tủ lạnh/ tủ đông để đáp ứng yêu cầu này.
  • Phân loại sữa đúng cách: Bạn hãy sắp xếp hàng hóa theo thứ tự nhập hàng vào. Đảm bảo sản phẩm mới nhất sẽ được đặt ở phía sau để được tiêu thụ trước. Đây là cách để hạn chế tình trạng tồn kho của sản phẩm
  • Kiểm tra thường xuyên: Bạn hãy kiểm tra định kỳ sản phẩm để không có tình trạng sữa hết hạn vẫn còn ở trên kệ. Loại bỏ những sản phẩm có hiện tượng méo mó, móp hộp gây trải nghiệm không tốt đến khách hàng.
  • Giữ vệ sinh khu trưng bày: Thường xuyên bảo quản khu trưng bày sạch sẽ và khô ráo để tránh nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập.
  • Giữ nhiệt độ phù hợp: Nhiệt độ trong vùng bảo quản sữa không bị thay đổi đột ngột để tránh làm hỏng sản phẩm.
  • Tuân thủ hướng dẫn bảo quản: Các loại sữa công thức hay sữa bổ sung dinh dưỡng đều cần phải được đảm bảo tuân thủ hướng dẫn bảo quản.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời: Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm.
Hình: Cách bảo quản hàng hóa khi mở đại lý sữa
Nguồn: Internet

Cách bảo quản hàng hóa khi mở đại lý sữa
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt thành công

6. Các thương hiệu sữa nổi tiếng hiện nay

Một số thương hiệu sữa nổi tiếng hiện nay:

  • Ngành sữa bột: Nan, Similac, Pediac Sure, Meji, Enfagrow, GROW, GROWPLUS+, Enfamil, Friso,..
  • Ngành sữa nước: Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk, Dutch Lady, Nutrifood,…
  • Ngành sữa bầu: Anmum, Similac, Matilia, Limilklac,…
  • Sữa cho người cao tuổi: Anlene, CaloSure, NutriCare, Ensure,…
Hình: Các thương hiệu sữa nổi tiếng hiện nay
Nguồn: Internet

Các thương hiệu sữa nổi tiếng hiện nay
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh cây cảnh mini cần bao nhiêu vốn?

Trên đây là thông tin về cách mở đại lý sữa hiệu quả, bạn nào đam mê kinh doanh có thể tham khảo. Sữa là một thị trường khá sôi động và rất nghiêm chỉnh trong vấn đề chất lượng cho nên bạn cần thực sự lưu ý khi quyết định đầu tư kinh doanh. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích giúp bạn mở đại lý sữa được thành công và hiệu quả.