Mở quán trà sữa, bí quyết thu lời khủng

Thị trường trà sữa vốn đã rất sôi nổi, đi mấy bước sẽ bắt gặp một quán trà sữa, dù là ở nông thôn hay thành thị. Với làn sóng trà sữa đổ bộ tràn ngập cùng tiềm năng phát triển cực triển vọng, mở quán trà sữa chính là điểm thu hút của rất nhiều người đam mê kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao kéo theo tỷ lệ cạnh tranh vô cùng gay gắt, khi mở quán trà sữa nếu không đi đúng hướng sẽ rất dễ gặp thất bại. 

Vậy hãy để Sổ Bán Hàng giải quyết vấn đề này cho bạn. Cùng theo dõi bí quyết mở quán trà sữa thu lời khủng trong bài viết dưới đây.

bí quyết mở quán trà sữa thu lời khủng

1. Tiềm năng phát triển khi mở quán trà sữa

Theo kết quả nghiên cứu Momentum Works và qlub đã cho thấy người dân Việt Nam chi trung bình khoảng 362 triệu USD (tương đương 8.400 tỷ đồng) trên một năm để mua trà sữa, đứng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á. Điều này cho thấy nhu cầu của người dùng cho đồ uống trà sữa trên thị trường là vô cùng lớn.

Bên cạnh đó, tổng chi phí để kinh doanh trà sữa (thậm chí là mở quán) cũng rẻ hơn rất nhiều so với việc kinh doanh lĩnh vực khác. Đặc biệt, bán trà sữa được cho là lĩnh vực mang lại siêu lợi nhuận với giá vốn ban đầu tương đối thấp.

Theo kết quả nghiên cứu Reputa, tính cho đến tháng 08/2023, trà sữa vẫn luôn là đồ uống dẫn đầu xu hướng thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội, bỏ xa các loại đồ uống khác. 

Tóm lại, mở quán trà sữa có tiềm năng phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu của người dùng khổng lồ, lợi nhuận đem lại siêu khủng và luôn nằm top đầu về độ “hot” so với các lĩnh vực đồ uống khác. Tuy nhiên, đây là thị trường vốn rất “nhộn nhịp” cho nên tỷ lệ cạnh tranh khá gay gắt. Nếu bạn không có hướng đi đúng đắn và không tạo ra sự mới mẻ thì rất có thể bị bỏ lại phía sau và dần biến mất khỏi thị trường.

>>Mời bạn xem thêm: Xót vợ bán trà sữa vất vả, chồng liền tải ngay Sổ Bán Hàng

Hình: Tiềm năng phát triển khi mở quán trà sữa
Nguồn: Internet

Tiềm năng phát triển khi mở quán trà sữa
Nguồn: Internet

2. Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn

Để mở một quán trà sữa một cách hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị các chi phí sau:

2.1 Chi phí thuê mặt bằng

Nếu bạn mở một quán trà sữa ở trong hẻm sẽ dao động 7 – 10 triệu đồng/ tháng. Hợp đồng thường sẽ kéo dài trong 3 tháng và cọc trước 1 tháng nên chi phí thuê mặt bằng rơi vào khoảng 40 triệu đồng. Nếu bạn thuê nơi có mặt tiền và có chỗ rộng để giữ xe thì chi phí sẽ dao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng, tức khoảng 60 triệu động cho chi phí mặt bằng ban đầu.

2.2 Chi phí sửa sang và trang trí quán trà sữa

Nên dựa vào số vốn của chủ cửa hàng để chi trả cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến đối tượng tệp khách hàng tiềm năng của mình là ai để trang trí cho phù hợp. Thông thường, quán trà sữa sẽ hướng nhiều vào giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh nên thường sẽ trang trí tối giản và tươi sáng. Cách trang trí phổ biến nhất là vẽ trang trí tường, với phong cách này bạn chỉ cần tốn khoảng 5 đến 10 triệu đồng cho một quán trà sữa nhỏ.

2.3 Chi phí nhập nguyên liệu và trang thiết bị

Bạn có thể tham khảo bảng giá như sau:

  • Quầy pha chế: Khoảng 8 – 10 triệu đồng
  • Bình ủ trà: 1 triệu đồng/ bình. Trung bình một quán cần 2 đến 3 bình. Cho nên sẽ chi khoảng 2 đến 3 triệu đồng.
  • Máy xay chuyên dụng: Khoảng 3 đến 5 triệu đồng
  • Dụng cụ pha chế bao gồm bình lắc, thìa đong, cân, máy đánh kem: Khoảng 2 đến 4 triệu đồng
  • Máy dập nắp: Khoảng 1 triệu đồng
  • Bàn ghế: Khoảng 5 đến 10 triệu đồng
  • Tủ lạnh: Chọn loại tủ lạnh từ 2 đến 5 triệu đồng là phù hợp
  • Cốc, đĩa: Từ 2 đến 3 triệu đồng
  • Máy thanh toán: Khoảng 1 đến 3 triệu đồng
  • Phần mềm Sổ Bán Hàng để quản lý: 299.000 đồng/ tháng
  • Các nguyên liệu pha chế (trà, đường, kem, bột kem,…): Trung bình khoảng 4 đến 5 triệu đồng/ lần đầu nhập

Tóm lại, tổng chi phí nhập nguyên liệu và trang thiết bị rơi vào khoảng 28 đến 50 triệu đồng.

>>Mời bạn xem thêm: Kinh doanh nhà hàng với 12 bước chi tiết cho người mới bắt đầu

Hình: Chi phí nhập nguyên liệu và trang thiết bị
Nguồn: Internet

Chi phí nhập nguyên liệu và trang thiết bị
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Sổ Bán Hàng – Phần mềm quản lý quán cafe, quán ăn, nhà hàng chuyên nghiệp

2.4 Chi phí thuê nhân viên

Bạn có thể tận dụng nguồn nhân lực là sinh viên khi kinh doanh quán trà sữa, bởi đây là nhóm đối tượng có nhu cầu kiếm việc lớn. Thông thường, giá thuê nhân viên làm dao động từ khoảng 15.000 đến 20.000 đồng/ giờ. Đối với quán trà sữa nhỏ chỉ cần từ 1 đến 2 nhân viên, lương sẽ dao động từ 2 đến 3 triệu đồng/ người/ tháng. Chi phí để thuê nhân viên dao động từ 3 đến 10 triệu đồng/ tháng.

2.5 Chi phí truyền thông

Ngoài kinh doanh cửa hàng, bạn nên kết hợp với các kênh bán hàng online để mở rộng quy mô và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, bạn nên lập một website cho quán trà sữa để nâng cao tính nhận diện và chuyên nghiệp hơn. Khi đó, bạn có thể sử dụng các tính năng quảng cáo để quảng bá quán trà sữa của mình, chi phí cho việc này có thể dao động từ 2 đến 6 triệu đồng.

Có thể thấy, để kinh doanh một quán trà sữa bạn cần số vốn tối thiểu là khoảng 100 triệu đồng.

2.6 Kinh doanh quán trà sữa chỉ với 10 triệu đồng

Nếu bạn chỉ vốn số 10 triệu đồng thì sao?

Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh quán trà sữa nếu chỉ có vỏn vẹn 10 triệu đồng trong tay bằng hình thức kinh doanh vỉa hè. Hãy tham khảo bảng giá sau đây nhé:

  • Xe bán trà sữa: Khoảng 3 triệu đồng
  • Nguyên vật liệu: Khoảng 2 triệu đồng
  • Bàn, ghế, dụng cụ pha chế: Khoảng 3 triệu đồng
  • Trang trí xe và không gian: Khoảng 1 triệu đồng
  • Thuê mặt bằng (nếu có): Khoảng 1 triệu đồng

>>Mời bạn xem thêm: Cách đăng ký ShopeeFood (Nowfood) đơn giản và nhanh chóng

Hình: Kinh doanh quán trà sữa chỉ với 10 triệu đồng
Nguồn: Internet

Kinh doanh quán trà sữa chỉ với 10 triệu đồng
Nguồn: Internet

3. Bí quyết mở quán trà sữa thu lời khủng

3.1 Trang trí quán trà sữa độc đáo

Một trong những điểm thu hút lượng khách hàng đến quán trà sữa nhất chính là cách trang trí. Đây là cách làm cho quán của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh trong thị trường trà sữa quá sôi nổi. Nếu quán trà sữa của bạn được trang trí quá đơn giản hay quá rối sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng. Đặc biệt, xu hướng của giới trẻ hiện nay là “đi đến đâu, check in đến đó” thì việc chú tâm decor quán là vấn đề hàng đầu. Hơn nữa, giới trẻ thường sẽ truyền tai nhau về những địa điểm đẹp và đưa ra các đánh giá ngay từ lần đầu trải nghiệm. Chính vì vậy mà bạn cần tạo ấn tượng đầu thật tích cực để tạo ra “lời hay tiếng đẹp” cho quán trà sữa của mình.

Hình: Trang trí quán độc đáo
Nguồn: Internet

Trang trí quán độc đáo
Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Gợi ý 7 cách trang trí quán trà sữa sáng tạo và độc đáo

3.2 Lựa chọn địa điểm kinh doanh quán trà sữa phù hợp

Việc lựa chọn địa điểm phù hợp chính là một yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh quán trà sữa. Bạn cần ưu tiên chọn những địa điểm có đông dân cư sinh sống và đặc biệt là gần các trường học, công ty, khu vui chơi,… Đây là cách thức thu hút lượng khách hàng đông đảo mà không cần tốn một đồng phí quảng cáo nào. Đặc biệt, khi lựa chọn địa điểm bạn cần đặc biệt chú trọng đến an ninh khu vực, đường thoát ống nước, khu vực đỗ xe để quá trình kinh doanh được diễn ra thuận lợi.

3.3 Chú trọng vào marketing

Vào những ngày đầu tiên mở quán, bạn có thể mở ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi để thu hút lượng khách quan tâm đến quán. Tâm lý ai cũng thích được giảm giá, ai cũng muốn nhận được khuyến mãi nên chắc chắn sẽ kéo về lượng khách hàng lớn vào những ngày đầu khi mở quán. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kinh doanh đa kênh trên các nền tảng online để tăng thêm thu nhập.

3.4 Sáng tạo đồ uống

Ngoài việc phải luôn đảm bảo chất lượng đồ uống ở mức tốt nhất, menu quán trà sữa của bạn cũng cần phải có nét nổi bật riêng. Bạn có thể tham gia các khóa học pha chế và chế tạo ra loại thức uống đặc trưng cho quán của bạn. Việc tạo ra đồ uống signature sẽ giúp quán trà sữa ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. 

>> Có thể bạn quan tâm: Menu quán cafe – Khám phá thực đơn đa dạng và hấp dẫn

3.5 Học hỏi và cập nhật xu hướng mới khi mở quán trà sữa

Trong quá trình kinh doanh, bạn cũng cần linh động tiếp thu và cập nhật theo xu hướng mới để không bị tụt lùi về sau. Bạn hãy quan sát sự biến động của thị trường và thay đổi cho phù hợp. Một ví dụ điển hình nhất chính là: Trà măng cụt. Hàng loạt quán trà sữa đã thêm vào menu món trà măng cụt để phục vụ nhu cầu đang tăng cao của khách hàng. Điều này đã mang về món lời không hề nhỏ trong thời điểm đó.

Hình: Học hỏi và cập nhật xu hướng mới
Nguồn: Internet

Học hỏi và cập nhật xu hướng mới
Nguồn: Internet

Trên đây là bí quyết mở quán trà sữa mà Sổ Bán Hàng muốn chia sẻ đến bạn. Hãy lưu lại và tận dụng những kiến thức này vào quán trà sữa nhỏ trong tương lai của mình nhé. Sổ Bán Hàng hy vọng các ý tưởng và dự định ấp ủ cho chiếc quán trà sữa nhỏ của bạn được thành công rực rỡ!