Siêu thị mini: Kinh nghiệm kinh doanh kiếm lời khủng

Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng tiện lợi, các “Đại siêu thị – Supermarket” không ngừng đổi mới bằng việc tạo ra hệ thống các chuỗi siêu thị mini phủ sóng toàn quốc. Mục tiêu của các hệ thống này là cung cấp nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho khách hàng và đề cao sự tiện lợi. Vậy những chủ kinh doanh nhỏ muốn mở siêu thị mini cần phải trang bị những gì để có thể cạnh tranh trong thị trường nhiều ông lớn này? Cùng Sổ Bán Hàng khám phá kinh nghiệm mở siêu thị mini trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiềm năng phát triển kinh doanh siêu thị mini

Với tình hình thị trường ngày càng đa dạng và nhu cầu mua sắm tiện lợi ngày càng tăng cao, mô hình siêu thị mini đã trở thành lựa chọn hấp dẫn để kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhiều hệ thống siêu thị lớn đã bắt kịp xu hướng này và tiến hành xây dựng các chuỗi siêu thị mini trải dài khắp cả nước thậm chí ở vùng nông thôn, cụ thể như: WinMart, Co.op Food, Satras Food, Bách Hóa Xanh,…

Thị trường siêu thị mini có tiềm năng phát triển mạnh mẽ do sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng sản phẩm chất lượng và đa dạng, người tiêu dùng cũng cần những trải nghiệm mua sắm thuận tiện và nhanh chóng. Trong khi việc đi vào chợ truyền thống và các siêu thị lớn quá mất thời gian và công sức dù họ chỉ muốn mua một ít sản phẩm, các cửa hàng tạp hóa lại không đáp ứng đủ yêu cầu về đa dạng sản phẩm cũng như về mặt chất lượng.  Siêu thị mini chính là giải pháp đáp ứng tất cả vấn đề này bằng việc cung cấp các sản phẩm cơ bản và phổ biến trong môi trường nhỏ gọn, tiện lợi.

Khả năng hợp tác nhượng quyền trong kinh doanh siêu thị mini cũng mang lại cơ hội cho những người đam mê kinh doanh muốn tham gia mà không cần xây dựng mọi thứ từ đầu. Hợp tác nhượng quyền giúp mô hình được mở rộng nhanh chóng và tạo nên sự thống nhất trong trải nghiệm khách hàng.

Hình: Tiềm năng phát triển của các siêu thị mini
Nguồn: Internet
Tiềm năng phát triển của các siêu thị mini
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 5 ngày để thành công dành cho tạp hoá, siêu thị mini

2. Các bước để mở siêu thị mini

Việc mở một siêu thị mini đòi hỏi sự chuẩn bị và kế hoạch cụ thể để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ và thành công. Dưới đây là một số bước cơ bản để bạn có thể thực hiện khi mở siêu thị mini:

2.1 Nghiên cứu thị trường 

Bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào thì việc nghiên cứu thị trường phải luôn là bước đầu tiên. Khi thực hiện bước này, bạn cần đảm bảo xác định được các yếu tố như sau:

  • Xây dựng mục tiêu: Theo chuẩn mô hình S.M.A.R.T (cụ thể, đo lường hiệu quả, khả năng thực hiện, tính liên quan, thời hạn)
  • Xác định khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu về nhu cầu mua sắm của người dân trong khu vực cụ thể và đảm bảo rằng sản phẩm bạn cung cấp phù hợp.
  • Tìm hiểu đối thủ: Nghiên cứu đối thủ trong cùng lĩnh vực đang kinh doanh mặt hàng nào cũng như lưu lượng khách tới của họ.
  • Phân tích SWOT: Tìm ra ưu nhược điểm giúp bạn đánh giá thị trường thực tại

>> Có thể bạn quan tâm: Cách xác định mục tiêu kinh doanh chuẩn xác và hiệu quả

2.2 Xác định mô hình siêu thị mini

Xác định mô hình cho siêu thị mini là một phần quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Tạo lập mô hình kinh doanh chính là cơ sở để xác định cách tổ chức, hoạt động và quản lý siêu thị mini một cách hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mô hình siêu thị mini có thể được xác định thông qua các yếu tố chính sau:

  • Phạm vi sản phẩm: Xác định loại sản phẩm mà siêu thị mini sẽ cung cấp cho khách hàng, bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng gói, đồ dùng gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và nhiều loại hình khác.
  • Kích thước cửa hàng: Quyết định về diện tích và kích thước của cửa hàng. Mô hình siêu thị mini thường tập trung vào không gian nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo đủ không gian để trưng bày sản phẩm và cho khách hàng đi lại thoải mái.
  • Phong cách trưng bày: Xác định cách trưng bày sản phẩm để tạo sự thuận tiện cho khách hàng dễ tìm kiếm và mua sắm. Đồng thời, phong cách trưng bày cần phải phản ánh thương hiệu của siêu thị và tạo cảm giác thân thiện.

2.3 Xác định vốn đầu tư

2.3.1 Tiền mặt bằng

Nếu bạn đã sở hữu một không gian tại nhà trước đó, thì hoạt động kinh doanh dường như sẽ trở nên “nhẹ nhàng” hơn vì bạn không cần phải chi trả một khoản lớn cho việc thuê mặt bằng. Ngược lại, nếu bạn chưa có mặt bằng, bạn sẽ cần tìm kiếm một vị trí nằm ở khu vực đông đúc, có lượng người qua lại đáng kể, cụ thể như: Ở gần trường học, chợ hoặc khu dân cư,… 

Các mặt bằng ở những vị trí như thế thường có giá khoảng từ 20-30 triệu mỗi tháng, và bạn cũng sẽ phải đặt cọc từ 3 đến 6 tháng tùy vào điều khoản của mỗi chỗ. Việc này đòi hỏi bạn phải suy nghĩ cân nhắc kỹ lưỡng nếu không muốn gặp rủi ro về vốn đầu tư.

2.3.2 Vốn nhập hàng

Tính toán và quản lý vốn nhập hàng đòi hỏi sự cân nhắc và chi tiết để đảm bảo sự bền vững của mô hình kinh doanh. Trước hết, chi phí nhập hàng bao gồm nhiều yếu tố như giá nhập khẩu của hàng hóa, phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và các chi phí liên quan khác. Giá nhập khẩu của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp, thương hiệu và chất lượng. Nếu như bạn nhập hàng từ nước ngoài, phí vận chuyển cũng sẽ là một phần không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành.

Nếu mới mở siêu thị mini, bạn chỉ nên nhập một số lượng hàng vừa phải nhưng đa dạng các dòng sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng hàng tồn kho hay hết date. Qua đó, trung bình mức phí cho hàng hóa có thể giao động trong khoảng 100 triệu đồng. Bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp và thỏa thuận trả gối đầu từng đợt hàng để không phải quá “nặng nhọc” về chi phí.

2.3.3 Tiền lương nhân viên

Đối với siêu thị mini, khoản chi cho nhân viên là điều thiết yếu và cố định. Thông thường, một cửa hàng mini sẽ có từ 2 đến 3 nhân viên và chia thành nhiều ca. Mỗi ca làm sẽ tính tiền khác nhau và lương của mỗi nhân viên thường sẽ dao động từ 3 đến 4 triệu/ tháng.

Vậy chi trả tiền lương cho nhân viên nằm trong khoảng từ 20 đến 35 triệu/ tháng.

Hình: Xác định vốn ban đầu
Nguồn: Internet
Xác định vốn ban đầu
Nguồn: Internet

2.3.4 Chi phí cho trang thiết bị

Bạn cần trang bị  đầy đủ các thiết bị cần thiết bên trong siêu thị mini như sau:

Loại thiết bịVốn đầu tư
Giá kệ siêu thị25.000.000 – 35.000.000 đồng
Máy tính tiền5.000.000 – 10.000.000 đồng
Máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch4.000.000 – 5.000.000 đồng
Bàn thu ngân5.000.000 – 7.000.000 đồng
Tủ lạnh, tủ mát10.000.000 – 12.000.000 đồng
Chi phí trang trí8.000.000 – 10.000.000 đồng
Bảng 1: Chi phí cho trang thiết bị

2.4 Xác định mặt hàng, nguồn hàng kinh doanh

Bạn cần đảm bảo nguồn hàng được nhập vào phải chất lượng, uy tín nhưng vẫn thỏa yêu cầu giá tốt. Đặc biệt, bạn nên chú trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm vì đây là yếu tố cạnh tranh cực lớn cho các siêu thị. Các mặt hàng mạnh đối với mô hình siêu thị mini chính là: Thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ gia dụng,…

Với cương vị là một khách hàng, họ thường thích lựa chọn nhiều loại mẫu mã trên một mặt hàng. Chính vì vậy, nếu không muốn khách hàng hụt hẫng ngay từ lần đầu bước vào siêu thị của mình, bạn cần đa dạng các mặt hàng hết sức có thể để mang lại trải nghiệm tốt đến khách hàng.

2.5 Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu cho siêu thị mini là quá trình quan trọng để gây dựng danh tiếng và tạo sự nhận diện trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là logo và tên gọi, mà còn là tất cả những giá trị, tính năng và trải nghiệm mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.

>> Có thể bạn quan tâm: Logo thương hiệu là gì? Cách để thiết kế logo ấn tượng

2.6 Quảng bá siêu thị mini

Sau khi đã hoàn thành trong hết các bước trên, đây chính là bước bạn sẽ làm cho siêu thị mini của mình được biết đến rộng rãi qua các banner quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá,…. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội, các diễn đàn để tiếp cận gần với khách hàng tiềm năng của mình. 

Hình: Xây dựng thương hiệu và quảng bá siêu thị mini
Nguồn: Internet
Xây dựng thương hiệu và quảng bá
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công

3. Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini

3.1 Lựa chọn vị trí mở siêu thị

Việc lựa chọn địa điểm để mở siêu thị mini có thể quyết định lên đến 70% khả năng thành công. Bạn nên lựa chọn địa điểm có khu dân cư đông đúc và nằm ở vị trí dễ nhìn thấy cũng như thuận tiện trong việc di chuyển. Đặc biệt, nếu siêu thị mini của bạn ở gần chợ, trường học,… thì sẽ mang lại lợi thế rất cao. Tuy nhiên, bạn không nên chọn mặt bằng nằm gần các siêu thị lớn hay trung tâm thương mại, vì sẽ tạo ra sự cạnh tranh vô cùng lớn.

3.2 Không nhập hàng số lượng nhiều

Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn không nên nhập số lượng hàng hóa quá nhiều vì rất dễ dẫn đến nguy cơ tồn đọng kho hàng. Thay vào đó, bạn nên nhập mỗi mặt hàng một ít để vừa hạn chế tồn kho vừa đa dạng hóa được sản phẩm.

3.3 Quản lý hàng tồn chặt chẽ

Việc kiểm soát hàng tồn kho luôn phải được chú trọng vì đây là một trong những điểm mấu chốt quyết định thành bại của kinh doanh. Riêng việc nhập liệu hàng hóa hàng ngày với đa dạng chủng loại, kích thước, màu sắc, thương hiệu,..  đã khiến bạn cực kỳ rối ren. Chính vì vậy, bạn nên đầu tư công nghệ vào siêu thị mini của mình để không phải lo ngại về vấn đề thiếu hụt hàng hóa.

Sổ Bán Hàng chính là một trong những phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn kiểm soát các vấn đề tồn kho ngay trên điện thoại di động. Từ đây, các bạn có thể theo sát được các thông tin hàng hóa một cách chặt chẽ, từ việc báo cáo những mặt hàng sắp hết cho đến xem chi tiết những hàng hóa còn tồn đọng trong kho, để lên kế hoạch nhập mới sao cho phù hợp.

Hình: Quản lý hàng tồn chặt chẽ
Nguồn: Internet
Quản lý hàng tồn chặt chẽ
Nguồn: Internet

3.4 Bày trí đẹp mắt

Cách bày trí các sản phẩm trong cửa hàng cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc trang trí và sắp xếp không gian siêu thị mini cũng ảnh hưởng ít nhiều đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Khi bày trí sản phẩm, bạn nên lưu ý bố trí không gian thoáng đãng, thoải mái cho khách hàng. Đồng thời, khi mặt hàng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ mang lại ấn tượng tốt đến người mua. Đặc biệt, bạn nên xếp những mặt hàng có liên hệ hay tương ứng gần nhau để tăng hiệu quả so sánh và chọn lựa.

Hình: Bày trí siêu thị mini đẹp mắt
Nguồn: Internet
Bày trí đẹp mắt
Nguồn: Internet

3.5 Chương trình khuyến mãi, ưu đãi

Người mua thường sẽ khó mà từ chối các chương trình khuyến mãi hay ưu đãi mặc dù đó không phải là sản phẩm họ cần mua ngay lúc đó. Đây chính là hình thức kích mua làm tăng doanh số bán hàng và giải phóng kho hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tổ chức khuyến mãi phù hợp vì hình thức này có ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng.

>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng đồ gia dụng cần chuẩn bị những gì?

Mở một siêu thị mini không chỉ là một sự kế thừa từ sự phát triển của các cửa hàng tiện lợi mà còn là một bước tiến mới trong ngành bán lẻ. Tiềm năng phát triển khi kinh doanh siêu thị mini rất lớn trong bối cảnh thị trường mua sắm ngày càng phát triển. Sự tiện lợi, linh hoạt và khả năng tùy chỉnh của mô hình này đã và đang thu hút nhiều người kinh doanh tham gia, hứa hẹn sẽ đem lại những cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.